Nhận định, soi kèo Al Shabab vs Al Nasr, 20h45 ngày 16/4: Khách tự tin


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Havadar vs Mes Rafsanjan, 20h30 ngày 16/4: Nhe nhóm hy vọng -
Việt Nam có hơn 5.300 website bị tấn công trong gần 5 tháng đầu năm 2017Ngay sau hội nghị phổ biến Quyết định 05/2017/QĐ-TTg ngày 16/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia (Quyết định 05), Bộ TT&TT đã tổ chức chương trình Diễn tập quốc tế về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng ASEAN - Nhật Bản năm 2017.
Theo Trung tâm VNCERT, trong khuôn khổ hợp tác ASEAN+, tham dự cuộc diễn tập ASEAN - JAPAN năm nay có đại diện của 11 quốc gia là Nhật Bản và các nước thành viên ASEAN. Tại Việt Nam, cũng như các năm trước, cuộc diễn tập quốc tế ASEAN - JAPAN 2017 tiếp tục được tổ chức tại 3 điểm cầu ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng, với sự tham gia của 200 đại diện lãnh đạo, cán bộ đảm nhiệm công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng của các bộ, ngành, các Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), các doanh nghiệp ISP lớn như VNPT, Viettel, FPT… và một số tổ chức nắm giữ hạ tầng quan trọng tại 3 khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.
Có chủ đề “Tấn công từ chối dịch vụ DoS/DDoS và phối hợp quốc tế trong ứng cứu, xử lý”, cuộc diễn tập quốc tế ASEAN - Nhật Bản 2017 được bắt đầu từ 14h ngày 18/5/2017 (giờ Việt Nam) và kéo dài trong khoảng 2 tiếng. Kịch bản diễn tập do phía Nhật Bản đưa ra gồm 10 pha, tập trung vào các biện pháp phối hợp xác minh, phương thức chia sẻ thông tin giữa các nước nhằm nâng cao năng lực, khả năng giải quyết sự cố của các đơn vị, nắm rõ cách thức liên lạc, phối hợp với các đơn vị để nhanh chóng ngăn chặn, giải quyết và khắc phục sự cố.
Trao đổi tại cuộc diễn tập, TS. Nguyễn Khắc Lịch - Phó Giám đốc VNCERT nhận định, thông qua hoạt động hợp tác, chia sẻ thông tin, phối hợp ứng cứu sự cố mạng giữa Nhật Bản và các nước thành viên ASEAN, chương trình diễn tập quốc tế về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng ASEAN - JAPAN 2017 về chủ đề “Tấn công từ chối dịch vụ DoS/DDoS và phối hợp quốc tế trong ứng cứu, xử lý” tiếp tục là cơ hội cọ xát thực tế công tác ứng cứu sự cố, thực hành các biện pháp phối hợp xác minh, phương thức chia sẻ thông tin giữa các nước nhằm nhanh chóng ngăn chặn, giải quyết và khắc phục sự cố; đồng thời tiếp tục góp phần nâng cao trình độ, năng lực xử lý các tình huống tấn công mạng xuyên biên giới quốc gia cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật an toàn thông tin mạng tại Việt Nam.
Ông Lịch cũng cho biết, tấn công từ chối dịch vụ DoS/DDoS là một loại hình tấn công rất mạnh và tương đối khó chống đỡ. Trong các cuộc tấn công từ chối dịch vụ DoS/DDoS lớn tại Việt Nam như tấn công hạ tầng tài chính vào năm 2013 hay tấn công hạ tầng thông tin của Vietnam Airlines hồi tháng 8/2016, các hệ thống bị nhiễm mã độc và máy chủ điều khiển mã độc đều ở nước ngoài đã khiến cho cả hệ thống gồm hàng chục ngàn thiết bị, máy tính không thể hoạt động được.
"> -
FPT cho startup bảo mật CyRadar “ra ở riêng”CyRadar là dự án khởi nghiệp về an toàn thông tin, được phát triển bởi nhóm nghiên cứu bảo mật tại Ban Công nghệ FPT và nhận được sự hỗ trợ đầu tư của FPT. CyRadar hướng tới việc áp dụng các công nghệ mới như công nghệ học máy (Machine Learning) và phân tích dữ liệu lớn (Big Data) để phát hiện và ngăn chặn sớm hơn các cuộc tấn công mạng - điều mà các giải pháp truyền thống đang gặp khó khăn.
Sau hơn 1,5 năm được FPT ươm tạo và thử nghiệm trong môi trường doanh nghiệp, CyRadar vừa chính thức được FPT cho “ra ở riêng”, trở thành công ty cổ phần độc lập trong lĩnh vực an toàn thông tin, được tự chủ trong quá trình phát triển kinh doanh. FPT trở thành nhà đầu tư của CyRadar.
Nhận định sự ra đời của Công ty cổ phần an toàn thông tin CyRadar là cơ hội để đơn vị phát triển sản phẩm cũng như đánh giá nhu cầu của các khách hàng, ông Nguyễn Minh Đức - Giám đốc điều hành, Nhà sáng lập CyRadar chia sẻ: “Chúng tôi đều hiểu câu chuyện mới chỉ bắt đầu và còn rất nhiều khó khăn ở phía trước. Đương nhiên trong quá trình làm, chúng tôi đều hiểu sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, phải chịu đựng để sắp tới đương đầu với nhiều sóng gió hơn. Cảm ơn FPT đã nuôi dưỡng và đồng hành cùng chúng tôi”.
Chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp, đại diện CyRadar cho biết, suốt 30 năm qua, cuộc chiến giữa các phần mềm diệt virus (AV) và mã độc ngày càng trở nên cam go hơn bao giờ hết. Trong khi mã độc được viết ra một cách chủ động, phát triển một cách tinh vi thì các phần mềm hiện nay vẫn gặp hạn chế về vấn đề công nghệ: chỉ sử dụng signature-based (theo mẫu) hoặc behaviour-based (theo hành vi) để phát hiện mã độc.
Trong quá trình nghiên cứu và phân tích nhiều cuộc tấn công nhằm vào các tổ chức lớn, nhà sáng lập CyRadar đã nhận ra số lượng mã độc được sử dụng nhiều gấp 8 lần số lượng mã độc được sử dụng nhiều gấp 8 lần số lượng các máy chủ điều khiển. Như vậy, thay vì quét tất cả các file để tìm mã độc theo phương pháp truyền thống, CyRadar lựa chọn phương án phân tích các kết nối mạng dựa trên dữ liệu lớn, thông qua việc xây dựng “Bản đồ mã độc” chỉ ra các “vùng nguy hiểm”. Đặc biệt, nhóm cũng đã đăng ký 2 sáng chế cho Bản đồ mã độc và hiện đã được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam chấp nhận hợp lệ.
Từ ý tưởng “Bản đồ mã độc”, sản phẩm đầu tiên mà CyRadar quyết định hướng đến là bộ giải pháp dành cho doanh nghiệp - CyRadar Advanced Threat Protection. CyRadar sẽ giám sát mọi con đường truy cập vào ra Internet của doanh nghiệp từ Web, Mail, DNS để phát hiện sớm và ngăn chặn các cuộc tấn công. Bộ CyRadar Advanced Threat Protection gồm 3 thành phần chính là CyRadar DNS Firewall, CyRadar Secure Proxy và CyRadar Mail Scan.
"> -
Apple ra sức chiều chuộng Trung Quốc ngay tại WWDC 2017 và trong iOS 11Quan trọng nhất trong sự kiện là iOS 11, nền tảng chạy trên iPad và iPhone sẽ tung ra quý 3 năm nay. Trước khi kết thúc màn giới thiệu về hệ điều hành này để chuyển sang phần khác, đại diện Apple đã nói về tin vui chỉ dành cho thị trường Trung Quốc, rằng bàn phím gồm 10 phím tiếng Hán sẽ tích hợp thêm tiếng Anh, có thể nhận diện ngôn ngữ người Thượng Hải. Thêm vào đó, có thêm ứng dụng lọc tin nhắn SMS lừa đảo, camera giao thông, ứng dụng quét QR Code tích hợp sẵn trong camera, có thể dùng số điện thoại để làm Apple ID. Tất cả chỉ để thỏa mãn người dùng Apple ở đất nước tỷ dân.
Trước đó, vị này khi thử tính năng dịch của Siri trên iOS 11 cũng đã chọn ngôn ngữ Trung Quốc thay vì ngôn ngữ khác. Ông yêu cầu Siri dịch câu “Món nào ngon trong nhà hàng của anh?” bằng tiếng Hoa, và sau đó một câu tiếng Trung Quốc được đọc lên trong sự kiện có hơn 5.000 người tham dự tại chỗ và hàng triệu người theo dõi qua mạng. Siri hiện mới chỉ có thể dịch sang 5 ngôn ngữ, và trong đó có tiếng Trung.
Chưa hết, trên trang chủ của Apple, khi trình diễn tính năng của iPad Pro mới, video cũng chọn một đoạn file trình chiếu nói về một loại hình nghệ thuật của người Trung Quốc.
Có thể thấy trong sự kiện WWDC 2017 tại Mỹ, không quốc gia nào được Apple ưu ái bằng Trung Quốc. Thực tế điều này không có gì lạ khi Trung Quốc đang là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và là thị trường tiêu thụ smartphone lớn nhất toàn cầu. Đây chính là lý do chủ yếu khiến Apple phải lấy lòng người dùng ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Tuy vậy, khác với các thời điểm khác, đây là dịp Apple cần chú ý đến thị trường Trung Quốc hơn bao giờ hết, do đã nhiều quý liên tiếp hãng công nghệ Mỹ sụt giảm thị phần tại nước này.
">